Image

Dấu Hiệu Nhận Biết Ứng Viên Không Trung Thực Nhà Quản Trị Cần Biết

Bỏ túi những dấu hiệu nhận biết ứng viên không trung thực khi phỏng vấn sẽ giúp quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân tài của các nhà tuyển dụng trở nên thuận lợi hơn.  Hãy tìm hiểu những dấu hiệu điển hình nhận biết ứng viên đang không trung thực và cách xử lý hiệu quả nhất nhé.


Những dấu hiệu nhận biết ứng viên không trung thực

Để nâng cao giá trị của bản thân, tạo lợi thế cũng như thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng mà hiện nay, không ít ứng viên đã lựa chọn cách không trung thực trong CV và phỏng vấn qua việc “thổi phồng” những gì họ có. Thực trạng này diễn ra ngày càng phổ biến đã khiến nhiều doanh nghiệp bận rộn và gặp khó khăn hơn khi tìm kiếm, lựa chọn nhân tài.

Dưới đây chính là một số dấu hiệu nhận biết ứng viên không trung thực khi phỏng vấn:

Ngôn ngữ cơ thể bất thường

Không chỉ ứng viên, đa số chúng ta thường đều vô thức để lộ một vài hành động ngẫu nhiên trong quá trình tương tác, trò chuyện với người đối diện. Khi nói dối, ứng viên sẽ thường có tâm trạng bứt rứt, bồn chồn đi kèm cùng một số động tác như cọ xát hai tay, gãi cổ, nghịch tóc v.vv..

Cùng với đó, việc họ liên tục đảo mắt, tránh giao tiếp bằng ánh mắt, giọng nói thay đổi khi trả lời câu hỏi, âm vực cao, nghẹt thở, nói lắp bắp, thường xuyên nuốt nước bọt v.vv.. cũng được xem như những dấu hiệu thường thấy để nhận biết tính đúng – sai trong lời nói của họ.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần chú ý rằng đây cũng có thể là biểu hiện của sự lo lắng, căng thẳng khi ứng viên tham gia phỏng vấn. Do vậy, bạn cần kết hợp linh hoạt giữa cả dấu hiệu cùng bối cảnh hiện tại để đưa ra nhận định chính xác nhất về ứng viên.

Trả lời vấn đề một cách mơ hồ

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể gặp phải tình huống đặt câu hỏi nhưng ứng viên trả lời không đúng trọng tâm hoặc sai vấn đề. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy ứng viên chưa chuẩn bị kỹ càng mà còn là minh chứng cho việc họ không nói sự thật.

Đối với những câu hỏi mang tính chuyên môn cao, ứng viên có năng lực thường đưa ra bằng chứng liên quan tới số liệu, kết quả công việc đạt được thay vì các thông tin mơ hồ.

Tất nhiên, chúng ta không thể loại trừ khả năng ứng viên đang rơi vào trạng thái lo lắng khi phỏng vấn. Khi đối diện với thực tế này, nhà tuyển dụng hãy thúc đẩy hoặc tạo cơ hội để ứng viên đi sâu hơn vào chi tiết thông qua các câu hỏi nhằm xác định tâm lý hiện tại của họ (hồi hộp hay nói dối).

Tập trung quá nhiều vào thành tựu nhóm

Mặc dù là một yếu tố cần thiết để đưa ra đánh giá, vậy nhưng với những ứng viên tập trung quá nhiều vào thành tích của họ với tư cách là thành viên đội nhóm, nhà tuyển dụng vẫn nên dành nhiều sự chú ý. Ở trường hợp này, khi ứng viên đề cập đến một dự án tập thể, bạn hãy hỏi về vai trò cụ thể của họ là gì và yêu cầu họ nói cho bạn biết những công việc họ đã thực hiện một mình trong nhóm.

Có xu hướng “phòng thủ” trước những câu hỏi khó

Trong một vài trường hợp, ứng viên có thể gây “khó dễ” cho bên tuyển dụng khi bạn đặt những câu hỏi liên quan tới kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của họ. Nếu ứng viên bạn đang phỏng vấn có xu hướng cố tình “lướt” qua những điều bạn đang quan tâm hoặc làm chệch hướng câu hỏi, hãy chú ý tới họ bởi đây có thể là biểu hiện của việc không trung thực.

Cách xử lý khi nhận thấy dấu hiệu ứng viên không trung thực

Sau khi bỏ túi một số dấu hiệu nhận biết ứng viên không trung thực, việc nhà tuyển dụng cần thực hiện ngay tiếp theo là tìm ra giải pháp xử lý tình trạng này.

Nhà tuyển dụng có thể tham khảo 07 cách loại bỏ các “Pinocchio” và nâng cao hiệu quả tuyển dụng, sàng lọc nhân tài như sau:

Dành thời gian nghiên cứu trước CV của ứng viên

Dành thời gian nghiên cứu trước CV của ứng viên là bước đầu tiên và không thể thiếu mà nhà tuyển dụng cần làm trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức. Trên thực tế, bạn không thể xem xét kỹ lưỡng mọi hồ sơ do người ứng tuyển gửi tới. Bởi vậy, việc trang bị sẵn kỹ năng tổng hợp, đọc đúng trọng tâm, ghi chú lại những vấn đề quan trọng v.vv.. sẽ trở nên vô cùng cần thiết trong tình huống này.

Nhà tuyển dụng cần tỉnh táo và phân biệt chính xác các nội dung được trình bày trong CV. Đôi khi, CV có nội dung tương tự nhau, không trình bày vấn đề một cách cụ thể mà chỉ nhắc đến khái quát, sử dụng ngôn từ “sáo rỗng” v.vv.. cũng là những “cảnh báo đỏ” mà bạn cần chú ý.

Sử dụng các câu hỏi mang tính chi tiết

Đối mặt với ứng viên đang trình bày về những thành tích ấn tượng của họ và điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy nghi ngờ, bạn hãy tìm kiếm sự thật bằng cách sử dụng các câu hỏi mang tính cụ thể. Chẳng hạn, khi người ứng tuyển cho rằng họ rất thông thạo tiếng Anh, bạn có thể đưa ra đề nghị “Vậy nếu tôi tiếp tục tiến hành cuộc phỏng vấn này bằng tiếng Anh, bạn sẽ thấy ổn chứ?”.

Quan sát thái độ và ngôn ngữ cơ thể ở ứng viên

Như đã đề cập ở phần trên, ngôn ngữ cơ thể ở ứng viên trong buổi phỏng vấn là dấu hiệu rất quan trọng nếu nhà tuyển dụng cần kiểm tra tính chân thực với thông tin mà họ cung cấp.

Khi nhận thấy ứng viên có một số biểu hiện không thoải mái như vặn người, sờ tay lên tóc hoặc lên mặt, sửa lại kính hoặc cổ áo, lảng tránh giao tiếp ánh mắt, xoắn ngón tay v.vv.. bạn cần tiếp tục đặt thêm câu hỏi về nội dung đang bàn luận và quan sát thái độ của họ. Thông thường, ứng viên sẽ tỏ ra đặc biệt không thoải mái khi phải nói dối tới lần thứ ba.

Tìm hiểu trước về ứng viên trên các nền tảng mạng xã hội

Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội đã trở thành nguồn tài nguyên hữu ích cho phép nhà tuyển dụng có thể kiểm tra thông tin về ứng viên một cách dễ dàng. Theo đó, bạn có thể tìm kiếm trên tài khoản Zalo, Facebook, Twitter, LinkedIn v.vv.. mà ứng viên đang sử dụng và tiến hành đối chiếu mức độ trùng khớp về dữ liệu tại đây với hồ sơ dự tuyển.

Trong quá trình này, nhà tuyển dụng còn có cơ hội phát hiện thêm những điều ứng viên chia sẻ về công việc từng làm. Thông qua đó, bạn cũng sẽ phán đoán được phần nào về bản chất thực sự của họ và so sánh với điều họ đang thể hiện ở thực tế.

Liên hệ với người tham chiếu

Đối với những vị trí quan trọng, nhà tuyển dụng hãy kết hợp sử dụng phương pháp người tham chiếu (Reference Check) để kiểm chứng thông tin của ứng viên. Việc không trung thực trong thời gian làm việc, chức danh công việc, trách nhiệm v.vv.. là những vấn đề xảy ra tương đối phổ biến.

Thậm chí, ứng viên còn có thể “tạo ra” người tham chiếu giả. Nếu cảm thấy nghi ngờ, nhà tuyển dụng nên kiểm tra bằng cách trích dẫn sai thông tin ứng viên và xem xét phản ứng ở người tham chiếu. Giả sử, ứng viên xác nhận mức lương công ty cũ chi trả cho họ là 08 triệu VNĐ/tháng, bạn cần hỏi người tham khảo rằng “A từng được trả mức lương 07 triệu VNĐ/tháng khi làm việc ở công ty bạn đúng không?”.

Dựa vào trực giác và kinh nghiệm thực tế của bản thân

Với trường hợp đã làm việc thời gian dài trong lĩnh vực tuyển dụng, bạn sẽ có khả năng nhận biết một ứng viên nói dối mà thường không gặp quá nhiều khó khăn. Đôi khi, hãy chú ý và lắng nghe “tiếng lòng” của mình. Tuy nhiên, đây là phương pháp chỉ mang tính chủ quan. Vì vậy, nhà tuyển dụng cũng cần thận trọng và không nên để bản thân bị phụ thuộc quá nhiều vào trực giác.

Sử dụng bài đánh giá năng lực ứng viên

Cuối cùng, kiểm tra kỹ năng chuyên môn thông qua bài test năng lực cũng là cách ứng phó với tình trạng ứng viên không trung thực vô cùng hiệu quả mà nhà tuyển dụng nên tham khảo

0 ITEM
$ 0
Loader GIF